Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào cần phải nhổ

by Bùi Tiến Dũng 04/01/2023

Răng khôn hàm trên gây ra nhiều phiền toái khó chịu cho khổ chủ nếu như nó mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm, hay bị các vấn đề về viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các răng lân cận,... Do đó, giải pháp tối ưu nhất chính là nhổ răng khôn. 

Tuy nhiên, nhổ răng khôn hàm trên có thực sự an toàn? Có nên nhổ răng số 8 hàm trên không? Bài viết dưới đây, Nha Khoa Review sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc và đưa ra thời điểm, phương pháp tối ưu nhất giúp bệnh nhân giảm đau và hạn chế các nguy hiểm không đáng có.

Tại sao răng khôn hàm trên bị đau?

Tại sao răng khôn hàm trên bị đau

Ở độ tuổi từ 18 đến 25, cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định. Răng khôn mọc vào thời điểm này sẽ khiến hàm có cơ chế thích nghi phù hợp, dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng viêm. Nếu cơn đau chỉ kéo dài một thời gian ngắn thì không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp khác, răng khôn mọc lệch trong cung hàm, sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho vùng nướu xung quanh và răng lân cận, cơn đau khó dứt.

Như chúng ta đã biệt, răng khôn hàm trên là những chiếc răng khôn mọc cuối cùng trong hàm trên. Lúc này trên cung hàm sẽ không còn đủ không gian để cho chúng mọc hoàn chỉnh và đúng vị trí. Hậu quả của việc mọc răng diễn ra không tự nhiên này là răng mọc lệch, mọc xiên, mọc xô lấn nhau, chen lấn các răng khác,... gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy có nên nhổ răng số 8 hàm trên không? Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu tiếp phần bên dưới đây.

Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?

Có nên nhổ răng khôn hàm trên không

Răng khôn là gì? Là răng số 8 gây ra nhiều phiền toái cho khổ chủ, hơn nữa răng này cũng không đảm nhận bất kỳ chức năng ăn nhai nào. Do đó, việc nhổ răng khôn hàm trên hoặc dưới là cần thiết và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.

Trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn hàm trên

Để xác định có nên nhổ răng khôn hàm trên không, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đánh giá vị trí, kích thước, độ nghiêng của răng khôn. Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì nhổ răng khôn hàm trên cần được thực hiện càng sớm càng tốt:

  • Nhổ răng khôn hàm cần được thực hiện khi răng khôn mọc gây biến chứng đau nhức, viêm nhiêm lặp đi lặp lại, u nang răng khôn và làm tổn thương đến răng số 7 bên cạnh.
  • Răng số 8 hàm trên có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm.
  • Răng hàm trên mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường, quá nhỏ hoặc quá to tạo thành khe giắt thức ăn với răng liền kề, gây khó vệ sinh khiến răng số 7 dễ bị sâu.
  • Răng số 8 hàm trên mọc thẳng bình thường, đủ chỗ nhưng không có răng ở đối diện ăn khớp. Về lâu dài sẽ khiến răng trồi lên hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và làm lở loét nướu hàm đối diện. 
  • Người mọc răng khôn mắc bệnh nha chu hay nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu răng nên cần phải nhổ để ngăn chặn biến chứng viêm nhiễm, nguy hiểm.
  • Nhổ răng khôn hàm trên được chỉ định để chỉnh nha, niềng răng hoặc trồng răng giả.

Trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm trên

Trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm trên

Với những trường hợp kể trên việc nhổ răng khôn hàm trên là thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhưng bạn cần lưu ý 4 thời điểm tuyệt đối không nên nhổ răng khôn hàm trên để tránh “rước họa vào thân”.

  • Người mọc răng khôn hàm trên đang bị viêm lợi: Cần điều trị viêm lợi triệt để trước khi nhổ răng khôn, nếu không sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng khác. 
  • Phụ nữ đang mang thai: Việc nhổ răng khôn có nguy cơ gây viêm nhiễm cao, có thể dễ đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Người mọc răng khôn hàm trên trong kỳ kinh nguyệt: Trong kỳ này, lượng hormone tăng cao nên dễ dẫn đến bệnh viêm lợi, viêm nha chu. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhổ răng khôn hay thậm chí có thể gây mất máu nhiều hơn. 
  • Người mọc răng khôn hàm trên đang ốm: Bệnh ốm vừa khỏi thì không nên nhổ răng số 8 hàm trên, do lúc này cơ thể mới phục hồi, hệ miễn dịch còn yếu sẽ làm giảm khả năng đông máu.

Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?

Khi răng khôn hàm trên mọc sẽ gây ra nhiều biến chứng, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ chúng càng sớm càng tốt để xử lý dứt điểm các biến chứng trong quá trình răng mọc, giúp bảo vệ các răng lân cận và không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày.

Mức độ phức tạp của răng số 8 ở cả hai hàm thì không chênh lệch nhau, bởi nếu răng khôn biến chứng nặng thì quy trình và cách thức nhổ răng ở cả 2 hàm đều như nhau. Tuy nhiên, thường các ca nhổ răng khôn hàm trên sẽ dễ hơn so với hàm dưới. Nhưng do răng không nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm nên vẫn rất khó để can thiệp.

Hơn nữa, răng khôn được bao quanh bởi nhiều dây thần kinh hàm, mặt, có những chiếc răng có đến 3 chân nằm trong xương hàm, do đó việc nhổ răng khôn thường tương đối khó. Nhưng thực tế có ít biến chứng xảy ra sau khi nhổ răng khôn hàm trên. Đặc biệt, khi hiện nay có sự ra đời của công nghệ nhổ răng khôn siêu âm không đau, giúp giảm thiết rủi ro trong và sau khi nhổ răng khôn cho bệnh nhân. Việc của bạn là chỉ cần tìm một địa chỉ nha khoa nhổ răng khôn uy tín.

Xem thêm: Các địa chỉ nhổ răng khôn ở Hà Nội uy tín, chất lượng, đảm bảo bác sĩ tay nghề cao và thiết bị, máy móc hiện đại.

Nhổ răng khôn số 8 hàm trên có nguy hiểm không? Phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của nha sĩ thực hiện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do răng khôn nằm ở vị trí đặc biệt, khi nhổ bỏ thường sẽ gặp một số tình trạng như khó cầm máu, đau nhức kéo dài, viêm huyệt ổ răng,... Nếu nha sĩ thiếu kinh nghiệm, khi thực hiện nhổ răng số 8 hàm trên rất dễ ảnh hưởng đến những chiếc răng khác. 

Quá trình nhổ răng khôn hàm trên hoàn toàn không nguy hiểm nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Tay nghề bác sĩ cao: Dù nhổ răng khôn hàm trên bằng phương pháp truyền thống hay hiện đại bằng máy sóng siêu âm thì chuyên môn và tay nghề của bác sĩ sẽ quyết định trực tiếp đến kết quả của ca phẫu thuật có thành công hay không. Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ có phán đoán chính xác và đưa ra phương án phù hợp với từng tình trạng của mỗi người. Quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn cũng quan trọng, nếu gặp bác sĩ ‘mát tay” thì việc chăm sóc răng miệng sau đó cũng đơn giản hơn rất nhiều.
  • Máy móc, thiết bị nha khoa hỗ trợ: Thiết bị hiện đại sẽ giúp đảm bảo quá trình nhổ răng giảm các cơn đau và đảm bảo vô trùng sạch sẽ, an toàn cho bệnh nhân.
  • Quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn: Tuy nhổ răng khôn hàm trên là một tiểu phẫu đơn giản, nhanh chóng với sự giúp đỡ của máy móc hiện đại, nhưng vẫn cần phải có một quy trình nhổ răng khôn nhất định. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm soát được từng bước trong quá trình điều trị và bệnh nhân dễ dàng theo dõi được tình hình răng miệng của mình để ca nhổ răng khôn hàm trên được đảm bảo tối đa.

Tóm lại, việc nhổ răng khôn hàm trên không quá nguy hiểm như bạn nghĩ. Tất cả các vấn đề nguy cơ chỉ xảy ra khi bạn nhổ răng ở một địa chỉ nha khoa không uy tín và trình độ bác sĩ chuyên môn không cao.

Các quy trình nhổ răng khôn hàm trên phổ biến

quy trình nhổ răng khôn hàm trên phổ biến

Nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm

Kìm nha khoa là dụng cụ chuyên dùng dùng để nhổ răng. Bác sĩ thường dùng mỏ kìm đưa vào răng, sau đó tác dụng lực để làm gãy chân răng và lấy ra khỏi ổ xương.

Quy trình nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm:

  • Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vị trí răng khôn hàm trên cần nhổ.
  • Bác sĩ đưa mỏ kìm vào khoang miệng, mở mỏ kìm vừa phải. Sau đó, hạ kìm xuống vị trí răng khôn cần nhổ và bóp cán để mở kìm kẹp chặt vào răng.
  • Sử dụng lực để làm lung lay răng từ từ và liên tục, nhằm làm đứt dây chằng ở chân răng. Răng được lung lay theo chiều từ ngoài vào trong hoặc bác sĩ sẽ xoay nhẹ chân răng để làm đứt dây chằng nhanh hơn.
  • Khi dây chằng đứt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng mỏ kìm để rút răng ra. Bác sĩ cần phải rút đúng kỹ thuật để tránh làm ảnh hưởng đến răng đối diện.

Nhổ răng khôn hàm trên bằng cây bẩy

Cây bẩy là một dụng cụ nha khoa thường được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Có tác dụng làm đứt dây chằng, mở rộng ổ răng và huyệt răng để làm răng lung lay giúp việc nhổ dễ dàng hơn.

Sử dụng cây bẩy để nhổ răng khi chân răng nằm ngang và thấp ở dưới bờ xương ổ răng. Nha sĩ có thể kết hợp bẩy nha khoa và kìm để đưa răng ra ngoài.

Quy trình nhổ răng hàm trên bằng bẩy:

  • Bác sĩ sẽ tách lợi, mở nướu ở vùng răng cần nhổ. Nếu chân răng bị lợi phủ lên thì phải cắt bỏ mới thấy được chân răng.
  • Sau đó, bác sĩ cầm cán bẩy đưa vào ổ răng, thọc bẩy từ từ theo chiều từ ngoài vào trong. Sau đó, xoay và hạ cán để dây chằng chân răng bị đứt ra khỏi khung xương hàm.
  • Cuối cùng, đưa chân răng ra ngoài.

Nhổ răng khôn hàm trên bằng máy siêu âm Piezotome

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, ngành nha khoa đều áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình nhổ răng. Đặc biệt, với phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome, giúp thao tác diễn ra dễ dàng, nhẹ nhàng, nhanh chóng và mang lại độ an toàn cao.

  • Áp dụng cho mọi trường hợp nhổ răng khôn hàm trên từ đơn giản đến phức tạp.
  • Không gây đau đớn và khó chịu trong quá trình nhổ răng. 
  • Thời gian nhổ răng diễn ra nhanh chóng.
  • Vết thương mổ răng nhanh lành.

Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém hơn các phương pháp nhổ răng thông thường khác.

Một số câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khôn hàm trên

câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khôn hàm trên

Nhổ răng khôn hàm trên có đau không?

Trước kia, khi nhắc đến nhổ răng khôn người ta sẽ thường nghĩ đến kim tiêm, kìm nhổ răng,... khiến người bệnh luôn mang tâm lý sợ hãi. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển của công nghệ, phương pháp nhổ răng giảm đau đớn ra đời giúp người bệnh thoải mái hơn khi nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn hàm trên có phức tạp không?

Dù là răng khôn hàm trên hay hàm dưới đều có thể mọc bất thường, gây ra biến chứng như nhau. Hơn nữa, chúng đều nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, rất khó để can thiệp, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc loại bỏ chúng và gây đau nhức cho chính chúng ta.

Việc loại bỏ răng khôn hàm trên cũng khá phức tạp nếu răng đang mọc lệch, mọc ngầm, có hình dạng bất thường hay có 3 chân răng,... cũng gây khó khăn cho bác sĩ điều trị.

Nhổ răng khôn hàm trên cần lường trước những biến chứng gì?

Do tính chất phức tạp và nguy cơ tiềm ẩn trong các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật nhổ răng. Bạn cần lưu ý đến các biến chứng khi nhổ răng số 8 hàm trên. Nếu răng bị nhổ một cách thô bạo, tác động lực lớn, việc kiểm soát đáy  xoang không được tiến hành cẩn thận lúc đầu. Bệnh nhân có thể bị thủng xoang hàm trên. Và xoang hàm trên nằm sát chân răng 8 nên dễ dàng xảy ra tình huống xấu. Nếu không xử lý kịp thời, có thể sẽ lan rộng từ xoang hàm trên đến toàn bộ xoang vùng mặt với triệu chứng đau nhức kéo dài.

Một biến chứng nặng khác là lồi xương hàm trên bị gãy vỡ. Là phần lồi xương xuất hiện phía sau răng khôn. Nếu bộ phần này bị vỡ sẽ làm ảnh hưởng đến ống khẩu sau. Ngoài ra, nhổ răng khôn hàm trên không đúng cách còn gây ra các ảnh hưởng xấu khác như xương ổ răng bị vỡ, làm răng lân cận bị tổn thương,... 

Nhổ răng khôn hàm trên hay dưới nguy hiểm hơn?

Nhổ răng khôn hàm dưới nguy hiểm hơn răng hàm trên vì răng số 8 hàm dưới chứa nhiều dây thần kinh V nằm dưới niêm mạc và không bao quanh ống xương. Do đó, thuốc tê và kỹ thuật thuật nhổ răng không chính xác có thể để lại di chứng vĩnh viễn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người nhổ răng khôn hàm dưới.

Xem thêm: Vậy có nên nhổ răng khôn hàm dưới không? Trường hợp nào cần phải nhổ và đâu là giải pháp tốt nhất?

Lưu ý về cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 8 hàm trên

Lưu ý về cách chăm sóc sau khi nhổ răng số 8 hàm trên

Sau khi thuốc tê hoặc thuốc gây mê hết tác dụng khi nhổ răng khôn, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức tại vị trí phẫu thuật. Để kiểm soát được cơn đau tốt hơn sau khi nhổ răng khôn hàm trên, bạn nên:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh súc miệng, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng khôn hàm trên.
  • Sau khi nhổ răng 1 ngày, bạn có thể súc miệng từ từ bằng nước muối để sát khuẩn.
  • Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vết mổ.
  • Tránh ăn các thực phẩm chua, cay hoặc quá cứng khi vết mổ còn đau. 
  • Không nhai ở phần hàm trên mới nhổ răng để tránh thức ăn tác động lên vết mổ. 
  • Không được sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn.
  • Trường hợp bị chảy máu, kèm theo đau sốt kéo dài, bạn nên đến tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Với những chia sẻ trên đây, có nên nhổ răng khôn hàm trên không hay nhổ răng số 8 hàm trên có nguy hiểm không, thời điểm nào thích hợp để nhổ răng,... không còn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Nhổ răng khôn hàm trên mọc ngầm, mọc lệch là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phải thăm khám và trao đổi kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe răng miệng với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng. 

Lưu ý, chỉ lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín và có chế độ chăm sóc vết thương tốt sau tiểu phẫu nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé.

Logo Cổng thông tin, đánh giá chất lượng các phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng nhất Việt Nam.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
0908075455
info.nhakhoareview@gmail.com
Trang mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved