Răng khôn là chiếc răng gây nhiều phiền toái cho khổ chủ với những cơn đau nhức kéo dài, có thể gây viêm nhiễm, sưng hàm, tiêu răng,... Và cách tốt nhất để loại bỏ những cơn đau nhức này, người bệnh cần phải nhổ răng. Tuy nhiên, quy trình nhổ răng khôn lại phức tạp và khó hơn nhiều so với các răng thường khác.
Vậy quy trình nhổ răng khôn là gì? Đâu là địa chỉ nhổ răng uy tín? Và cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ như thế nào? Cùng Nha Khoa Review tìm hiểu rõ quy trình nhổ răng số 8 để có sự chuẩn bị kỹ càng trước và sau khi nhổ răng khôn.
Khác với những chiếc răng vĩnh viễn thông thường khá thì răng khôn thường có xu hướng mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm hay thậm chí có kích thước lớn bất thường làm xô đẩy các răng khác. Do đó, việc nhổ răng khôn cũng sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều so với nhổ răng bình thường mọc thẳng khác. Đặc biệt đối với các trường hợp răng khôn nằm sát dây thần kinh còn nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, với tay nghề bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị y tế hiện đại như hiện nay sẽ giúp quy trình nhổ răng khôn diễn ra suôn sẻ và chính xác nhất. Bác sĩ cần thực hiện đúng quy trình, đúng thao tác kỹ thuật để hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có.
Thông thường, việc nhổ răng khôn sẽ tác động đến cấu trúc của cung hàm, do đó việc chuẩn đoán ngay từ ban đầu và lên kế hoạch điều trị cũng rất quan trọng. Bạn cần phải được thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình như chụp X-quang, xét nghiệm máu và làm các thủ tục cần thiết khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được các chỉ định chính xác nhất về việc có nên nhổ răng khôn hay không, thời điểm thích hợp và đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Dù là nhổ răng khôn mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngang hay mọc ngầm thì cần đảm bảo thực hiện đầy đủ theo một quy trình tiêu chuẩn nhất định bao gồm 5 bước như sau:
Tiến hành thăm khám, chụp X-quang răng là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng trong quy trình nhổ răng số 8. Bước này giúp đánh giá được sự phát triển của răng khôn bao gồm vị trí, hình dạng, kích thước và hướng mọc răng khôn.
Khi đó, người bệnh cũng cần khai báo rõ ràng tình trạng sức khỏe và phải làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp nhổ răng khôn phù hợp.
Tại bước này bác sĩ sẽ đưa ra quyết định trong việc có nên nhổ bỏ răng số 8 hay không. Có thể nhổ luôn ngay trong ngày hoặc cần dời lại thời điểm thích hợp.
Khi bệnh nhân mọc răng khôn đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt sức khỏe thì sẽ được chỉ định nhổ răng khôn.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để đảm bảo yếu tố vô trùng khi thực hiện quy trình nhổ răng khôn.
Dù chỉ là một cuộc tiểu phẫu, nhưng việc gây tê là điều bắt buộc cần làm trước khi tiến hành nhổ răng số 8. Kể cả trường hợp răng khôn mọc thẳng, bác sĩ cũng vẫn phải rạch lợi rút răng. Thậm chí nhổ răng khôn mọc ngầm và bệnh nhân đang có tâm lý yếu cũng có thể phải gây mê.
Sau khi gây tê hoặc mê thì bệnh nhân sẽ tạm thời bị tê liệt vùng nướu xung quanh răng khôn. Do đó, sẽ không cảm nhận được bất kỳ tác động đau đớn hay khó chịu nào.
Tùy vào độ khó của răng khôn mà lượng thuốc tê bác sĩ sử dụng sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với răng khôn mọc ngầm, lượng thuốc tê sẽ nhiều hơn với với răng khôn mọc thẳng.
Tùy vào hướng mọc và độ khó của răng khôn mà bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu khác nhau. Răng khôn thường có cấu trúc răng to, nhiều chân và liên kết chặt với xương hàm, do đó quy trình nhổ răng khôn chuẩn sẽ cần phải rạch lợi và mở xương.
Bác sĩ sẽ mở một đường trên nướu và thực hiện bóc tách các lớp xương bằng khí cụ nha khoa chuyên dụng. Khi xương được khai thông, tùy vào tình huống mà các bác sĩ sẽ có phương pháp nhổ răng khác nhau.
Sau khi đã loại bỏ răng số 8 hoàn toàn ra khỏi nướu, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết thương, làm sạch khoang miệng bằng nước tinh khiết và cầm máu cho bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ cắn một miếng bông gòn để cầm máu và lưu lại nha khoa khoảng 30 phút để theo dõi.
Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và dặn dò kỹ càng các lưu ý, cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Bạn cần đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nhổ răng khôn khi nào lành? Sau khi nhổ răng bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Hiện tượng sưng đau và chảy máu là những triệu chứng bình thường và sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn.
Sau khi kết thúc quy trình nhổ răng khôn thì bao lâu vết thương sẽ lành? Thông thường, sau khi hết thuốc tê thì bệnh nhân mới cảm nhận được tình trạng đau nhức trên răng lợi. Thời gian đầu, từ 1 - 2 ngày, có thể có hiện tượng sưng miệng và má nhưng sẽ dần thuyên giảm. Tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt sau 1 - 2 ngày nhổ răng khôn. Thời gian cơn đau kéo dài nhiều hay ít phụ thuốc vào cơ địa của từng người, có người chỉ mất vài ngày nhưng có người lại mất khoảng 1 tuần.
Trong 1 - 2 tuần sau khi nhổ răng khôn thì nướu lợi sẽ dần phục hồi và phủ kín lỗ chân răng. Và cuối cùng, sau 1 tháng nhổ răng thì khung xương hàm sẽ lành lại hoàn toàn.
Sau khi nhổ răng khôn sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống hay thậm chí còn dễ bị nhiễm trùng nếu không biết cách chăm sóc răng miệng.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình sau khi nhổ răng khôn:
Bạn nên sử dụng đúng các loại thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn. Không được tự ý mua dùng thuốc giảm đau khác. Bạn cần tuân thủ đúng giờ uống, lịch uống thuốc đã được bác sĩ khuyến cáo trong đơn thuốc.
Sau khi nhổ răng khôn xong việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn lúc đầu. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm có dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và không cần nhai nhiều như cháo, sữa, sup, nước sinh tố,....
Nên chọn những loại thực phẩm giàu canxi như sữa chua, rau củ, pho mát,... để hỗ trợ tốt quá trình làm lành vết thương.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng các loại thực phẩm cứng, dai, và chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay có tính axit. Đặc biệt, nên kiêng dùng các chất kích thích, đồ có cồn trong thời gian này để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng sau khi nhổ răng số 8.
Xem thêm chi tiết Nhổ răng khôn nên kiêng gì để xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học, lành trong 1 - 2 tháng sau khi nhổ răng khôn để đảm bảo sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt nhất và chăm vết thương mau lành.
Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi 1 - 2 ngày sau khi nhổ răng khôn để có thời gian phục hồi nhanh hơn. Vẫn đảm bảo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày nhưng cần nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh vào vùng răng mới nhổ.
Việc nhổ răng khôn được coi là một ca tiểu phẫu trong nha khoa, nên cần đòi hỏi bệnh nhân phải đủ sức khỏe trong suốt quá trình. Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, máu khó đông hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải thông báo cho bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Khi nhổ răng, tình hình sức khỏe không tốt, nếu bạn đang bị sốt, cảm cúm hay ho thì phải đợi bệnh khỏi mới tiến hành nhổ răng khôn được.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hay các bạn nữ đang trong kỳ nguyệt san cũng không nên nhổ răng khôn.
CÓ rất ít trường hợp để lại biến chứng sau khi nhổ răng khôn, tuy nhiên không thể vì thế mà chủ quan trong việc chăm sóc. Bạn cần phải tuân thủ các quy tắc trong chế độ chăm sóc răng miệng và ghi nhớ các lưu ý sau:
Quy trình nhổ răng khôn an toàn, không đau còn phải phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa uy tín. Một địa chỉ nhổ răng khôn uy tín khi đạt được các tiêu chí sau:
Xem thêm: Các địa chỉ nhổ răng khôn ở Hà Nội uy tín được nhiều người đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, tay nghề bác sĩ và máy móc hiện đại.
Hy vọng với những thông tin về quy trình nhổ răng khôn được Nha Khoa Review chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hình dung được chi tiết các bước nhổ một chiếc răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm trong xương. Và không còn phải lo lắng khi đến nha khoa để thực hiện loại bỏ những chiếc răng khôn gây phiền toái.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quy trình thực hiện nhổ răng khôn và cách chăm sóc răng miệng thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả.