Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không? Khi nào nên nhổ răng 8 hàm dưới? Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Chi phí là bao nhiêu?,... Những vấn đề này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, liên quan đến tình trạng răng khôn hàm dưới mọc, sức khỏe răng miệng, địa chỉ nha khoa lựa chọn,....
Bài viết dưới đây Nha Khoa Review sẽ cung cấp chi tiết các vấn đề này giúp bạn an tâm khi mọc răng khôn hàm dưới và có cách xử lý tối ưu.
Răng khôn là răng số 8 trong cùng trên cung hàm và mọc vào độ tuổi trưởng thành. Do thời điểm mọc răng khôn là sau cùng nên các răng khác đã đảm nhiệm toàn bộ chức năng, khung xương không còn khả năng phát triển được nữa. Nên khi răng khôn mọc, chúng sẽ chiếm lấy vị trí của các răng liền kề, gây viêm nhiễm hoặc xô lệch,...
Răng khôn hàm dưới khi mọc có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe răng miệng không? Có phải bất cứ trường hợp nào cũng cần loại bỏ chúng không? Điều này phụ thuộc nhiều vào tình trạng của răng mọc lên, vấn đề bạn đang gặp phải về răng miệng.
Răng khôn hàm dưới bắt đầu mọc có thể kèm theo những cơn đau nhức kéo dài. Do đó, đa số mọi người đều muốn loại bỏ chiếc răng khôn này. Răng khôn hàm dưới cần được nhổ trong những trường hợp sau:
Nhổ răng khôn hàm dưới gây ra tình trạng viêm, nướu sưng to
Nướu sưng viêm, đau nhức là tình trạng thường gặp khi bạn mọc răng khôn hàm dưới. Nếu răng mọc thẳng thì khi răng mọc hết, những cơn đau này có thể biến mất. Thời gian trung bình 1 - 3 năm để răng khôn hàm dưới mọc hết.
Nếu răng mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm thì ngay tại vị trí mọc răng có thể bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, sưng nướu, có mủ,... kèm theo những cơn đau kéo dài. Lúc này, việc loại bỏ răng khôn hàm dưới là điều vô cùng cần thiết.
Nhổ răng khôn hàm dưới thúc đẩy răng lân cận bị xô lệch
Răng khôn mọc lệch hàm dưới có nên nhổ không? Khi răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch, nếu không được bác sĩ thăm khám điều trị kịp thời, có thể tác động xấu đến toàn bộ khung hàm, xô đẩy các răng khác di chuyển lộn xộn. Khi đó, cả hàm răng rất dễ bị sai khớp cắn, khấp khểnh,... và quá trình điều trị sẽ phức tạp, tốn kém hơn.
Với một số trường hợp, do lo sợ chi phí nhổ răng nên nhiều bệnh nhân không quyết định nhổ răng khôn ngay. Điều này là một sai lầm nguy hiểm.
Nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu, ảnh hưởng đến các răng lân cận
Do nằm ở vị trí trong cùng của hàm, nên việc vệ sinh răng rất khó khăn, đồng thời thức ăn cũng dễ bám vào đấy. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn và thức ăn thừa còn sót lại, hình thành các mảng bám gây ra sâu răng. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng cách sẽ lây lan ra các răng bên cạnh.
Trong trường hợp nguy hiểm, răng số 7 cũng có thể bị nhổ bỏ, nếu không nhổ bỏ răng số 8 bị hư hỏng.
Việc nhổ răng khôn hàm dưới cần phải được thăm khám, cân nhắc và chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Chỉ trừ những trường hợp không thể điều trị để giữ lại răng hoặc thời điểm chưa thích hợp để nhổ răng khôn hàm dưới.
Các trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm dưới:
Để hạn chế được tối đa các biến chứng trong quá trình nhổ răng khôn hàm dưới, bạn cần phải xem xét các yếu tố sau:
Đây là yếu tố quan trọng bởi kỹ thuật và chuyên môn của nha sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nhổ răng và độ an toàn khi nhổ.
Nha khoa uy tín sẽ đảm bảo về tay nghề bác sĩ, cung cấp đầy đủ các chứng chỉ hành nghề và trình độ chuyên môn của mỗi bác sĩ tại đó. Đồng thời, cũng chắc chắn được các trang thiết bị trong nha khoa hiện đại, luôn được vô trùng đảm bảo an toàn khi thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới.
Xem thêm: Các địa chỉ nhổ răng khôn ở Hà Nội uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ, bác sĩ giỏi, trang thiết bị tiên tiến, nhổ răng an toàn và không đau.
Một số bạn luôn có cảm giác lo lắng và sợ hãi quá mức, sẽ ảnh hưởng xấu trong suốt quá trình nhổ răng khôn. Đặc biệt, đối với các bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao hay tim mạch thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó, bạn cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, trước khi nhổ răng để giúp quá trình diễn ra thuận lợi hơn.
Thực hiện theo đúng lời khuyên, chỉ định của bác sĩ về chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm dưới sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, rút ngắn thời gian bình phục.
Một số lời khuyên của bác sĩ như sau:
Nhổ răng khôn hàm dưới cần bao nhiêu tiền? Trước tiên bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố liên quan như:
Trong đó, để xác định được mức độ khó của răng khôn hàm dưới, cần dựa vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền? Thông thường, chi phí cho một ca mổ răng khôn hàm dưới sẽ dao động từ 1 - 3 triệu đồng cho mỗi răng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phải từ 2 - 4 răng cùng lúc, lúc này tổng chi phí sẽ cao hơn. Hay việc sử dụng các phương pháp hiện đại như nhổ răng bằng máy siêu âm,... thì phí cũng cao hơn phương pháp nhổ răng truyền thống.
Sau khi thăm khám, chụp X-quang tình hình răng khôn mọc lệch nhưng không có cảm giác đau thì có nên nhổ không? Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và bạn không mắc các vấn đề về răng miệng khác thì không nhất thiết phải nhổ bỏ răng khôn.
Tuy nhiên, nếu răng mọc lệch làm ảnh hưởng đến chức năng của các răng khác, đặc biệt là đến xương hàm hoặc lợi, gây xô đẩy răng,... Lúc này, bạn cần nhổ những chiếc răng khôn hàm dưới này đi mặc dù nó chưa ảnh hưởng gì đến vấn đề răng miệng. Hơn nữa, bạn nên nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch càng sớm càng tốt, đặc biệt là trường hợp mọc lệch 90 độ.
Nếu thấy có dấu hiệu mọc răng khôn, tốt nhất bạn nên dành thời gian để đến phòng khám nha khoa để thăm khám và được tư vấn phù hợp.
Nhổ răng khôn hàm dưới có thể không cần phải khâu lại nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh nhiễm khuẩn biến chứng biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới, bạn nên yêu cầu bác sĩ khâu lại vết thương.
Hiện nay, chỉ sử dụng để khâu vết thương trong nha khoa là chỉ tự tiêu, do đó bạn không cần phải lo lắng rút chỉ sẽ đau.
Ở người trưởng thành, bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Hệ thần kinh cũng có mối quan hệ trực tiếp đến khuôn hàm và tác động lớn đến cấu trúc của khuôn mặt. Các dây thần kinh cảm giác ở lưỡi và cơ thái dương hàm có mối liên hệ chặt chẽ với hàm dưới. Nếu cấu trúc răng của hàm dưới thay đổi có thể tác động lớn đến vị giác và hệ thần kinh của người đó. Nếu nhổ răng khôn hàm dưới không đảm bảo an toàn thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, phản xạ chậm, đau tai, đau đầu,...
Theo khảo sát thực tế, răng khôn hàm dưới thường có xu hướng mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm nhiều hơn răng khôn hàm trên. Nguyên nhân là do nướu hàm dưới dễ che lắp răng khôn hơn. Bên cạnh đó, kích thước của răng khôn hàm dưới cũng to hơn so với răng hàm trên nên chúng thường mọc lệch nhiều hơn.
Nhổ răng khôn hàm trên hay dưới nguy hiểm hơn? Chính vì đặc điểm này mà quá trình nhổ răng khôn hàm dưới phức tạp và nguy hiểm hơn hơn. Đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực nhổ răng mới thực hiện được ca tiểu phẫu này.
Theo các chuyên gia về nha khoa, việc nhổ răng khôn hàm dưới sẽ nguy hiểm hơn nhiều, do
Xem thêm: Vậy nhổ răng khôn hàm trên có cần thiết không? Trường hợp nào nên nhổ răng khôn hàm trên?
Nếu trước kia, khi nhắc đến nhổ răng khôn, nhiều người sẽ nghĩ đến phải sử dụng kìm nhổ răng, ống tiêm,... là đã cảm thấy đau đớn rồi. Do đó, có thể trốn tránh việc thăm khám và nhổ răng, lâu dần gây khó khăn hơn trong việc điều trị. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát hiện của các thiết bị nhổ răng hiện đại, kỹ thuật nhổ răng tiên tiến hơn và giảm tối đa các cơn đau của bệnh nhân khi nhổ răng khôn.
Với sự ra đời của máy siêu âm Piezotome, quá trình nhổ răng khôn hàm dưới trở nên dễ dàng hơn. Nhờ quá trình làm đứt dây chằng xung quanh chân răng dễ dàng hơn nhờ có tác động của sóng siêu âm, răng được loại bỏ nhanh chóng, chỉ mất 15 - 30 phút cho một ca nhổ răng khôn.
Răng khôn hàm dưới tuy không có chức năng gì trong hàm nhưng lại là răng khó xử lý nhất và có thể gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Do đó, hãy thường xuyên theo dõi cẩn thận và có các biện pháp xử lý kịp thời nếu răng khôn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được chính xác khi nào nên nhổ răng khôn hàm dưới, thời điểm thích hợp và cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ hiệu quả và an toàn.